Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Cuộc chiến giữa thế hệ đồng hồ thông minh và cổ điển

Thế hệ đồng hồ mới, thông minh hơn có chiếm được lòng tin dùng của người tiêu dùng so với những sản phẩm đồng hồ cổ điển?


"Bạn sẽ phấn khích đến mức nào khi anh bồ của bạn tặng bạn một chiếc đồng hồ thông minh thay vì một chiếc đồng hồ nạm kim cương?" Người đặt câu hỏi là tỉ phú Johann Rupert, người sáng lập tập đoàn Richemont sản xuất và phân phối đồ xa xỉ lớn thứ ba thế giới, hiện đang phân phối đồng hồ cho 13 thương hiệu nổi tiếng như Cartier, Vacheron Constantin. Và ông tự trả lời: "Tôi không tin đồng hồ thông minh gây tác động xấu đến doanh thu của thị trường đồng hồ cổ điển".

Ước tính 1 triệu đồng hồ thông minh (smartwatch) như iWatch của Apple hay Galaxy Gear của Samsung sẽ được bán trong năm nay, và con số này lên đến 7 triệu trong năm 2014. Công ty nghiên cứu thị trường Sanford Berntein dự báo doanh thu của iWatch sẽ tăng từ 2,3 tỉ USD lên 5,7 tỉ USD sau một năm được tung ra thị trường.

"Những nhà sản xuất đồng hồ Thuỵ Sĩ không nên nói quá sớm về khuynh hướng tiêu dùng mới sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến họ", Andreas Hofer thuộc công ty tư vấn Boston Consulting Group ở Zurich phản pháo, "Họ nên khiêm tốn một chút". Hofer thường xem giờ giấc qua chiếc iPhone của mình.

Thế hệ đồng hồ thông minh phát triển mạnh. Ảnh minh họa

Ngành sản xuất đồng hồ đã qua nhiều phen điêu đứng. Khi công nghệ quartz (thạch anh) ra đời vào những năm 1970, người tiêu dùng bỏ đồng hồ cơ (lên dây cót bằng núm vặn hoặc tự lên dây cót bằng chuyển động của tay) chuyển sang đồng hồ quartz, khiến cho số người làm việc trong ngành chế tác đồng hồ ở Thuỵ Sĩ giảm từ 900.000 người năm 1970 xuống còn 30.000 người năm 1984. Số công ty sản xuất đồng hồ giảm từ 1.600 năm 1970 xuống còn 600 ngày nay.

Đồng hồ quartz rẻ và tin cậy hơn. Ngay cả những đồng hồ cơ đắt nhất hiện nay cũng chạy chậm vài giây mỗi tuần, và cần được bảo hành hàng năm. Tuy nhiên, đồng hồ cơ vẫn có thị trường riêng. Năm ngoái, đồng hồ cơ chiếm 1/3 trong số 58 tỉ USD doanh thu của ngành đồng hồ trên toàn cầu. Cũng năm ngoái, lượng đồng hồ xuất khẩu của Thuỵ Sĩ tăng 11% lên doanh thu kỷ lục 23,7 tỉ USD. Những chiếc đồng hồ tinh xảo từ Thuỵ Sĩ vẫn là thứ đồ mê hoặc với giới nhà giàu: Chiếc Sky Moon Tourbillon của nhà Patek Philippe có giá 1,3 triệu USD, chiếc Aeternitas Mega 4 của nhà Franck Muller có giá 2,9 triệu USD.

Những nhà sản xuất đồng hồ Thuỵ Sĩ tin tưởng việc làm ăn của họ tiếp tục phát đạt, bởi một chiếc smartwatch có thể là phần thêm vào bộ sưu tập công nghệ chứ không thể thay thế được một chiếc Rolex giá 5.000 USD. "Chiếc Rolex sẽ thay lời muốn nói của bạn về việc bạn là ai. Bạn không thể có yếu tố tương tự với chiếc smartwatch", Jon Cox thuộc hãng phân tích thị trường Kepler Cheuvreux ở Zurich, nhận xét. Cox cũng đúng khi cho rằng những nhãn hiệu đồng hồ tầm thấp và trung giá từ 200 - 400 USD sẽ gặp nguy hiểm với smartwatch.

Một số người như Michel Keusch thuộc công ty quản lý tài sản Bellevue AG nắm nhiều cổ phiếu của tập đoàn Richemont cho rằng chỉ riêng ý niệm của smartwatch đã có vấn đề. "Bạn phải sạc pin hàng ngày, các tính năng của nó chẳng có gì nổi trội, bạn đã có smartphone làm mọi thứ rồi". Keusch cho rằng những tín đồ công nghệ sẽ cố gắng kiếm một chiếc smartwatch về dùng trong cơn say công nghệ rồi sau đó quẳng nó đi, giống như những chiếc đồng hồ có máy tính được sản xuất những năm 1980.

Đồng hồ nữ ROLEX PerlMaster Datejust - model 69298 - Đang có mặt và khởi bán tại www.donghothuysy.net


Năm 2003, Microsoft hợp tác với các hãng đồng hồ Fossil và Citizen cho ra những chiếc đồng hồ có thể nhận các thông tin như tin nóng, thể thao, thời tiết, chứng khoán. Hai hãng đồng hồ Swatch và Tissot cũng kết hợp với công ty về phần mềm cho ra sản phẩm tương tự vào năm 2004. Nhưng đến năm 2008, tất cả rút hết khỏi thị trường.
Theo SGTT

0 nhận xét:

Đăng nhận xét