Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

“Are you a Rolex or a Fake Rolex? – Bạn là người đeo Rolex thật hay rởm”

Một câu chuyện tưởng chừng như đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa sâu xa và khi mình liên hệ tới đất nước mình thì mới hiểu tại sao nước mình không có được những Toyota, Honda, hay SamSung, LG, tại sao nước Nhật có được vị thế như này hôm nay.

Và tại sao dù Trung Quốc có vươn lên đứng thứ hai trên thế giới nhưng không phải là một “thương hiệu” đáng tin cậy. Và tại sao nước Mỹ vẫn đứng số một trên thế giới vì những thương hiệu họ tạo ra, những thương hiệu mà không chỉ là sản phẩm, mà nó là những giá trị và lời hứa phản ảnh cấu trúc, khối óc và tinh thần của một doanh nghiệp.

Một thương hiệu không phải là logo mà nó là lời hứa mà bạn đặt ra và “experience” bạn mang tới cho khách hàng.

Có thể nói ở Mỹ là thiên đường của mua sắm và là nơi khách hàng được chăm sóc với đúng nghĩa của nó.
Lấy ví dụ như Domino’s pizza, họ đưa ra khẩu hiệu giao hàng trong vòng 30 phút, họ đã cố gắng thực hiên đúng như vậy, chỉ khi có hai nhân viên giao pizza bị chậm quá 30 phút do tai nạn giao thông, Domino đã phải xin lỗi khách hàng và bồi thường.

Hay như công ty Ninja, họ đảm bảo khách hàng sẽ hài lòng khi dùng sản phẩm của họ và khách hàng hoàn toàn có thể trả lại sản phẩm sau khi dùng thử trong vòng 90 ngày nếu họ không thích và được hoàn lại toàn bộ tiền mua sản phẩm. Toàn bộ phí giao hàng và trả lại hàng được Ninja thanh toán. Chỉ có một doanh nghiệp hoàn toàn tự tin vào sản phẩm của mình và giá trị của mình mới có thể làm được như vậy.

Ở Mỹ, các doanh nghiệp thực thụ họ tồn tại và phát triển không dựa trên sự lừa đảo. Tất nhiên các doanh nghiệp lừa đảo thì không thiếu, vẫn đầy rẫy các scam, crook and con man/woman, nhưng quả thực “You can fool some of the people some of the time, but you can’t fool all of the people all of the time”.



“Are you a Rolex or a Fake Rolex? – Bạn là người đeo Rolex thật hay rởm”-rolex-day-date-www.donghothuysy.net.jpg“Are you a Rolex or a Fake Rolex? – Bạn là người đeo Rolex thật hay rởm”-rolex-day-date-www.donghothuysy.net-2-.jpg

Đồng hồ Rolex thật mà www.donghothuysy.net luôn bán từ xưa đến nay


Một xã hội được xây dựng dựa trên đại đa số dân chúng thực hiên đúng sai rõ rệt, một xã hội được xây dựng trên những giá trị thật không phải fake thì mới có thể phát triển được.

Quay trở lại câu chuyện “Are you a Rolex or a Fake Rolex?” của Kyosaki mình thấy thật thấm thía. Tại sao chỉ cần nói đến sản phẩm của Nhật là người ta không cần phải có “second thought”. Những giá trị mà các doanh nghiệp Nhật hay con người Nhật tạo ra hướng tới khách hàng làm cho mọi người tin tưởng. Đã cũng có thời doanh nghiệp Nhật tạo ra sản phẩm kém và có phần giả dối nhưng ngay lập tức họ hiểu ra rằng đó không phải là cách để phát triển bền vững được. Họ chỉ có thể lừa một số người trong một thời điểm nào đó chứ không thể lừa dối tất cả và vào mọi lúc.

Khi Rich Dad hỏi Robert mua cái đồng hồ Rolex ở đâu, Robert nói là mua ở Hongkong. Richdad hỏi đó có phải đồng hồ Rolex thật không, Robert đã nói dối rằng đó là đồ thật, và chỉ khi Rich Dad hỏi đồng hồ đó bao nhiêu tiền thì Robert mới thừa nhận đó là Rolex dởm giá 5 đô la.

“Why did you buy a fake Rolex?” “Why didn’t you buy a real one – Tại sao anh lại mua Rolex rởm, sao không mua cái thật”
“Because real ones are expensive – Đồ thật đắt quá”
“Do you know why pirates make cheap copies of an expensive watch? – Tại sao những kẻ cướp lại làm đồng hồ đắt tiền rởm”
“Do you know what the Rolex brand stands for? – Anh có biết Rolex nghĩa là thế nào không?”
“It means success” “It means you’ve made it”…”That’s why I bought a fake Rolex. I just wanted to look more successful – Rolex chứng tỏ sự thành đạt, bởi anh đã tiến xa. Tôi mua Rolex rởm chỉ để chứng tỏ tôi có vẻ thành đạt”
“And what does a fake Rolex say about you? – Rolex rởm nói gì với bạn”
“It means I want to be successful” “It means someday I’ll own a real Rolex – Nó nói rằng tôi muốn thành đạt. Và ngày nào đó tôi sẽ mua được Rolex thật”
“It means you’re a FAKE. Only a Fake would wear a Fake. That’s what a fake Rolex stands for? – Thế thì anh là Rolex rởm. Chỉ có kẻ rởm mới đeo đồng hồ rởm. Đó chính là ý nghĩa của Rolex rởm”
“Who will know the difference?- Ai mà biết được sự khác biệt”
“You will – Anh là người biết rõ nhất”

Qua câu chuyện ngắn trên giữa RichDad và Robert Kyosaki, mình thấy liệu chúng ta có đủ dũng cảm để sống thực với chính bản thân mình không và có đủ dũng cảm để sống thực với mọi người hay không. Nếu như bạn sống giả dối, cả xã hội sống giả dối thì liệu ai còn tin ai nữa, liệu khách hàng có còn tin vào doanh nghiệp hay không. Các cụ nói một sự bất tín vạn sự bất tin.
h

Tại sao ngày nay đi ra đường ta không còn tin vào ai nữa, một mét vuông ba thằng ăn cắp và ai cũng sợ mình bị lừa. Bởi vì xung quanh ta toàn hàng Fake và toàn người Fake.
Liệu chúng ta có thể phát triển được không khi không mà toàn bộ niềm tin bị đáng mất, xung quanh chỉ toàn những điều giả dối.

Cuốn sách “Midas Touch, why some entrepreneurs get rich and why most don’t – Cảm nhận Midas – Tại sao một số doanh nhân thành giầu có, và một số khác lại không” mang đến rất nhiều những câu chuyện dung dị nhưng thấu hiểu nó và thực hiện nó thì thực sự là khó khăn. Bạn có thể sống thực với bản thân mình không? Bạn có thực hiện được đúng những lời hứa về giá trị mà bạn sẽ mang tới cho người khác hay không? Bạn có phải là người đáng tin cậy khi bạn bị sức ép hay là bạn sẵn sàng đâm vào lưng người khác hoặc đạp lên họ để tìm lối thoát cho bạn hay không?…

Quả thực là khó nhưng hãy bắt đầu bằng việc đầu tiên đi SỐNG THẬT VỚI CHÍNH MÌNH và làm một người tốt. Hãy cố gắng dù cho trong ở hoàn cảnh khó khăn nhất trong cuộc sống hãy đừng đánh mất mình “đói cho sạch rách cho thơm”, và đương nhiên “ĐỪNG THỎA HIỆP HAY ĐỒNG LÕA VỚI SỰ GIẢ DỐI”
Sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét